Vụ tung tin mang súng lên máy bay: Người vi phạm bồi thường nếu có thiệt hại
Tết đến, nhiều ngôi sao châu Á gác lại lịch trình bận rộn để dành thời gian đón năm mới bên gia đình hay tự thưởng cho mình khoảng thời gian nghỉ ngơi sau một năm đáng nhớ. Trên trang cá nhân, nhiều tên tuổi: Phạm Văn Phương, Lý Minh Thuận, Hồ Hạnh Nhi, Lưu Đức Hoa, Lưu Gia Linh, Châu Kiệt Luân… khoe ảnh đón năm mới rộn ràng đồng thời gửi những lời chúc tốt đẹp đến người hâm mộ và những khán giả yêu mến mình.Cách chức bí thư chi bộ trường tiểu học vi phạm quản lý tài chính
Hành trình vô địch của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 thực tế đã phản ánh phần nào tiềm năng của lứa U.22 Việt Nam hiện tại.Trong số 26 cầu thủ được HLV Kim Sang-sik điền tên cho sân chơi Đông Nam Á, chỉ có Bùi Vĩ Hào là gương mặt U.22 duy nhất ra sân thường xuyên với 5 trận đá chính (tổng cộng 376 phút). Với 2 cầu thủ U.22 còn lại, Khuất Văn Khang đá chính 3 trận (tổng 209 phút), trong khi thủ môn Trần Trung Kiên không được sử dụng. Thành công của đội tuyển Việt Nam mang đậm dấu ấn của lứa cầu thủ sinh từ năm 1995 đến 1998. Thế hệ này đã gánh vác bóng đá nước nhà từ năm 2018 đến nay, và có thể khoác áo tuyển thêm ít nhất 2, 3 năm. Tuy nhiên, thời khắc chuyển giao trước sau cũng đến. Lứa U.22 sẽ tiếp nối đàn anh, nhưng ở thời điểm này, các cầu thủ trẻ chưa sẵn sàng. Đó là kết luận được HLV Kim Sang-sik đưa ra sau khi quan sát học trò tập luyện, thi đấu ở các đợt tập trung trước AFF Cup. Ông thẳng thắn nhìn nhận: "Cầu thủ trẻ Việt Nam có rất ít cơ hội thi đấu tại V-League để nâng cao kinh nghiệm và trình độ". Trớ trêu là một số cầu thủ trẻ được thử lửa tại V-League (chủ yếu khoác áo HAGL và SLNA) lại ít khi được gọi lên tuyển. Còn các tuyển thủ trẻ lại rất ít được cọ xát đỉnh cao ở cấp CLB. Vĩ Hào có lẽ là ngoại lệ hiếm hoi đáp ứng được cả hai tiêu chí ra sân thường xuyên ở đội tuyển và CLB.Tại AFF Cup 2018, đội tuyển Việt Nam đã vô địch với nhiều tuyển thủ U.22 trong đội hình như Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Thành Chung, Trần Đình Trọng, Nguyễn Tiến Linh, Hà Đức Chinh, Đoàn Văn Hậu... Đấy chính là tính kế thừa cần có của một đội mạnh. Kinh nghiệm ở đội tuyển đã được lớp trẻ sau đó phát huy ở SEA Games, với chức vô địch thuyết phục năm 2019.Còn với sự kế thừa mong manh hiện tại, ông Kim Sang-sik phải huấn luyện lại lớp trẻ. Khó khăn cho U.22 Việt Nam là ở SEA Games 33, ban tổ chức không cho phép sử dụng cầu thủ quá tuổi. Không có chuyện lứa trẻ được đàn anh dìu dắt như ở SEA Games 30 hay 31. Tinh thần "tự lực cánh sinh" phải bắt đầu từ bây giờ. HLV Kim Sang-sik không thể yêu cầu các CLB dùng cầu thủ trẻ. Sử dụng hay không còn phụ thuộc vào chiến lược dùng người của từng đội, cùng năng lực của từng cầu thủ. Cũng khó chờ đợi lứa U.22 hiện nay có thể "dục tốc bất đạt", bật lên đẳng cấp mới như thế hệ đàn anh.Những gì ông Kim cùng học trò cần làm là chuẩn bị tốt nhất có thể ở cấp đội tuyển. Tháng 3 tới, U.22 Việt Nam sẽ lên đường sang Trung Quốc để tham dự giải giao hữu quốc tế với sự góp mặt của 4 đội tuyển U.22, gồm chủ nhà U.22 Trung Quốc, U.22 Việt Nam và hai đội tuyển U.22 khách mời chất lượng khác.Từ nay đến tháng 12 (thời điểm SEA Games 33 khởi tranh), U.22 Việt Nam còn 10 tháng chuẩn bị. Thuận lợi của U.22 Việt Nam là có thể chủ động lên kế hoạch tập trung, không phải phụ thuộc lịch FIFA Days như đội tuyển quốc gia trong năm 2025 (do đội tuyển đá vòng loại Asian Cup 2027). Các đợt huấn luyện dài hạn sẽ giúp ông Kim và học trò U.22 hiểu nhau hơn, tương tự những gì đội tuyển Việt Nam đã có ở chuyến tập huấn tại Hàn Quốc vào tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, HLV Kim Sang-sik và VFF cần phân bổ quỹ thời gian hợp lý để vẫn chăm bẵm cho U.22, nhưng cần đảm bảo thành tích ở đội tuyển Việt Nam với vòng loại Asian Cup vốn không ít thách thức. Điều đó dẫn tới quan điểm cốt lõi: cần có kế hoạch chu toàn, cùng đội ngũ trợ lý đông đảo để hỗ trợ thầy Kim quản lý hiệu quả cả hai đội tuyển.Sau cùng, đấu pháp "cài răng lược", để đội tuyển Việt Nam và U.22 tập luyện xen kẽ ở các đợt tập trung là lựa chọn phù hợp để ông Kim giúp cầu thủ thêm chững chạc, bản lĩnh. Các cựu binh ở đội tuyển sẽ đóng vai trò như "trợ lý" của HLV người Hàn Quốc để dìu dắt lứa trẻ. Vòng loại U.23 châu Á và SEA Games đều khó khăn, nhưng cứ phải khó mới "biết đá biết vàng". U.22 Việt Nam phải trải mình qua biến cố để trở nên đủ vững vàng cho hành trình ở đội tuyển quốc gia sau này.
'Trung tâm Báo chí TP.HCM vận động tài trợ sự kiện tôn vinh nhà báo' là tin bịa đặt
Sáng 15.2.2025, lực lượng công binh Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị đã có mặt tại thôn Vĩnh An, xã Cam Hiếu, H.Cam Lộ để phong tỏa hiện trường và xử lý an toàn một hầm đạn còn sót lại sau chiến tranh.Trước đó, người dân địa phương trong quá trình xây dựng lăng mộ đã phát hiện một hầm đạn và lập tức báo với chính quyền địa phương. Nhận được tin báo, thượng tá Nguyễn Tiến Tịnh, Phó tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị, cùng lực lượng công binh đã tiếp cận hiện trường cùng các lực lượng chức năng nghiên cứu xử lý.Kết quả rà soát kiểm tra xác định hầm đạn có 42 vật liệu nổ, gồm các loại đạn như M79, cối 60 mm, cối 82 mm và lựu đạn. Lực lượng chức năng hủy nổ tại chỗ các vật liệu nổ nguy hiểm, đồng thời di chuyển các vật liệu nổ còn lại về bãi hủy nổ tập trung để đảm bảo an toàn tuyệt đối.Từ ngày 2.2 đến nay, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị đã tiếp nhận 25 tin báo từ người dân và chính quyền địa phương về việc phát hiện có bom đạn sót lại sau chiến tranh. Tổng cộng, lực lượng chức năng đã thu gom, xử lý hủy nổ 51 vật liệu nổ các loại.
Ngày 10.3, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Võ Minh Nhựt với tổng số tiền 405 triệu đồng về hành vi xử lý chất thải nguy hại khi không có giấy phép môi trường theo quy định; mua chất thải nguy hại từ cá nhân khi không có chức năng xử lý chất thải theo quy định.UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng ban hành quyết định xử phạt ông Võ Duy Thanh và ông Tống Phương Bằng (cả 3 người đều ở TP.Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu) mỗi người 205 triệu đồng vì đã thực hiện hành vi mua chất thải nguy hại từ cá nhân khi không có chức năng xử lý chất thải theo quy định.Nhu Thanh Niên thông tin, sau thời gian theo dõi, chiều 6.12.2024, Công an H.Châu Đức phối hợp Công an xã Cù Bị bắt quả tang nhóm người đang có hành vi tái chế nhớt thải trong một nhà xưởng được làm bằng tôn. Tại đây, có 5 công nhân đang làm việc.Tại hiện trường có 2 xe tải chở nhiều can a xít và nhiều bao hóa chất. Kiểm đếm tại hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện có khoảng 22.000 lít dầu nhớt thành phẩm, 5.000 lít nhớt thải chưa qua tái chế được đựng trong các phuy lớn, 130 can a xít, 10 bao hóa chất cùng các dụng cụ để phục vụ việc nấu nhớt.Qua điều tra, Công an H.Châu Đức xác định cơ sở trên do ông Võ Minh Nhựt thuê đất, làm nhà xưởng để tái chế nhớt thải từ tháng 10.2024.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 2.5.2024
Phát biểu trước truyền thông Malaysia vào ngày 28.1, chuyên gia bóng đá Malaysia Yamal Nasser nói: "So với các nền bóng đá lân cận ở Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, bóng đá Malaysia đang tụt hậu. Để tránh tình trạng tụt hậu này, Malaysia phải sử dụng chính sách dùng cầu thủ nhập tịch ít nhất trong khoảng từ 5 – 7 năm nữa. Rồi song song với việc sử dụng nhập tịch, chúng ta phải đào tạo cầu thủ trẻ thật tốt, để thay đổi thực tế này trong tương lai".Đội tuyển quốc gia Malaysia bị loại ngay vòng bảng AFF Cup 2024. Trước đó, đội U.23 Malaysia cũng bị loại ngay vòng bảng nội dung bóng đá nam SEA Games 32 năm 2023. Những điều này buộc bóng đá Malaysia phải thay đổi. Họ cần có thành tích cụ thể để kích thích các nguồn lực xã hội, vực dậy nền bóng đá nước họ.Trong năm 2025, bóng đá Malaysia có các nhiệm vụ chính, đó là vòng loại Asian Cup 2027 và SEA Games 33. Ở vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027, đội tuyển quốc gia Malaysia chung bảng F với đội tuyển Việt Nam. Đây là 2 đối thủ chính cạnh tranh vé vào vòng chung kết (VCK) giải châu Á. Còn tại SEA Games 33 diễn ra vào cuối năm nay, không loại trừ khả năng U.22 Malaysia sẽ tiếp tục chạm trán U.22 Việt Nam.Để chuẩn bị cho chiến dịch vòng loại Asian Cup 2027 gặp đội tuyển Việt Nam, Malaysia sẽ nhập tịch một loạt cầu thủ. Tuy nhiên, chuyên gia Yamal Nasser khuyến cáo những cầu thủ nhập tịch này nên là những người có một phần nguồn gốc Malaysia.Chuyên gia Malaysia Yamal Nasser nói: "Vấn đề của bóng đá Malaysia các năm qua là chúng ta có cơ sở vật chất tốt, nhưng khâu đào tạo chưa tốt. Chúng ta cần duy trì các dự án bóng đá trẻ một cách liên tục. Trước mắt, bóng đá Malaysia cần thu hút các cầu thủ nhập tịch, cùng lúc đó chúng ta cũng cần gấp rút đào tạo nguồn cầu thủ nội. 2 việc này phải thực hiện đồng bộ".Trước đó, cựu HLV đội U.23 Việt Nam, ông Hoàng Anh Tuấn nhận xét về bóng đá Malaysia: "Kể từ sau thời HLV Rajagopal vô địch AFF Cup 2010, bóng đá Malaysia đi xuống thấy rõ. Chất lượng đào tạo trẻ của Malaysia không ổn định bằng chất lượng đào tạo trẻ của bóng đá Việt Nam trong những năm qua".Cũng trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay, bóng đá Việt Nam có thêm 2 lần vô địch AFF Cup (2018, 2024), 2 lần vô địch SEA Games (2019, 2022) và 2 lần vô địch U.23 Đông Nam Á (2022, 2023). Trong khi đó, bóng đá Malaysia chỉ có thêm 1 lần vô địch SEA Games vào năm 2011. Việc bóng đá Malaysia gấp rút nhập tịch cầu thủ sẽ khiến đội tuyển Việt Nam bị chịu nhiều sức ép. Ông Kim Sang-sik sẽ đối mặt với bài toán nhân sự khi chúng ta sẽ thiếu Xuân Son. Tháng 6.2025, đội tuyển Việt Nam sẽ đấu Malaysia tại vòng loại Asian Cup 2027.